Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2011

CHUẨN HÓA TIẾNG ANH EMAS: Đại học Đại Nam đào tạo tiếng Anh theo chuẩn TOIEC

Ông Đoàn Hồng Nam thuộc  thành viên HĐQT của Trường Đại học Đại Nam là Chủ tịch của IIG Việt Nam- tổ chức đại diện cho Viện Khảo thí Giáo dục Hoa Kỳ, một tổ chức độc lập, phi lợi nhuận đứng đầu thế giới về cung cấp các công cụ kiểm tra và đánh giá thi TOEIC, TOEFL một cách công bằng và có giá trị trên toàn Thế giới.

Hình mang tính minh họa
ĐH Đại Nam là một trong những trường ĐH đầu tiên đưa TOIEC vào đào tạo cho sinh viên để đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài. Theo đó, sinh viên theo học tại trường sẽ được tiếp cận thường xuyên, làm bài thi thử TOEIC, phân loại trình độ tiếng Anh theo các kỳ học để được bổ sung, đào tạo tiếng Anh sao cho khi tốt nghiệp ra trường đạt được trình độ tiếng Anh theo chuẩn TOEIC.
Trường Đại học Đại Nam đang áp dụng chuẩn TOEIC trong chương trình đào tạo để khi ra trường sinh viên tốt nghiệp đạt được chuẩn tiếng Anh như sau:
  • Tiếng Anh chuyên ngữ: 650
  • Khối ngành Kinh tế: 550
  • Khối ngành Kỹ thuật: 450
Chứng chỉ tiếng Anh chuẩn TOEIC cũng là chiếc chìa khoá  mở cho sinh viên của trường nhiều cơ hội tới các nền giáo dục quốc tế.

Thứ Ba, 27 tháng 12, 2011

CHUẨN HOÁ TIẾNG ANH EMAS: 90% giáo viên tiếng Anh chưa đạt chuẩn


Sáng 26.12, tại hội thảo triển khai “Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020” trong các trường ĐH do Bộ GD-ĐT tổ chức diễn ra tại Trường ĐH Sài Gòn, ông Nguyễn Ngọc Hùng, Trưởng bộ phận thường trực “Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020” (Bộ GD-ĐT), nói: “Có trên 90% giáo viên dạy tiếng Anh chưa đạt chuẩn. Việc dạy học tiếng Anh trong trường học hiện nay giống như dạy kiến thức, chưa phải kỹ năng. Dạy và học chủ yếu phục vụ cho thi cử...
Cũng theo ông Hùng: “Trình độ đầu vào của sinh viên các trường ĐH cũng quá thấp. Khảo sát 4.200 sinh viên thì có tới 4.000 sinh viên không đạt yêu cầu”. 
Trước thực trạng như vậy, nhiều đại biểu lo ngại về tính khả thi của đề án nêu ra là đến năm 2020 đa số sinh viên tốt nghiệp các trường ĐH, CĐ có đủ năng lực sử dụng ngoại ngữ một cách độc lập, tự tin  trong giao tiếp, học tập và làm việc.
(ảnh chỉ mang tính minh hoạ)
Hà Ánh (báo thanhnien online)

Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2011

CHUẨN HÓA TIẾNG ANH EMAS: Chỉ 10% giáo viên dạy ngoại ngữ bậc phổ thông đạt yêu cầu

Ngày 23/12, phát biểu tại hội thảo triển khai đề án ngoại ngữ 2020 trong các trường ĐH giai đoạn 2011-2020, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển khẳng định qua hai năm thực hiện Đề án, chất lượng đội ngũ giáo viên dạy ngoại ngữ ở bậc phổ thông còn yếu, chỉ khoảng 10% đạt yêu cầu.
Hình chỉ mang tính minh họa

Điều này cho thấy cần nhìn nhận lại trách nhiệm của các trường đại học đào tạo ra giáo viên dạy ngoại ngữ, trước hết là môn tiếng Anh.

Để thực hiện thành công đề án, theo Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển phải giải quyết được khâu giáo viên với năng lực ngoại ngữ và phương pháp dạy học. Việc thực hiện không thể đồng loạt nhưng các trường đại học phải chủ động hơn nữa.

Hiện nay, việc dạy và học ngoại ngữ trong các trường đại học còn nhiều hạn chế. Ông Nguyễn Ngọc Hùng, trưởng bộ phận thường trực Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 cho rằng, thực tế dạy và học ngoại ngữ trong các trường đại học chưa hiệu quả, thời lượng khung dạy ngoại ngữ chưa nhiều, ngoại ngữ vẫn được dạy như một môn kiến thức chứ không phải môn học kỹ năng, phương pháp dạy học chưa lấy người học làm trung tâm. Quá trình dạy và học chủ yếu phục vụ cho các kỳ thi, tâp trung vào ngữ pháp, đọc và dịch.

Cách giảng dạy trong các cơ sở đào tạo còn chưa hiệu quả, dạy nhiều lý thuyết mà bỏ quên phần luyện tập, quá chú trọng văn bản mà bỏ quên ngôn bản địa. Giáo viên tiếng Anh từ nhiều nguồn khác nhau, nhiều người không có năng lực sư phạm. Bên cạnh đó, nhiều trường chưa có trang thiết bị hiện đại phục vụ dạy và học, chưa có phần mềm phù hợp...

Tại hội thảo, một số trường cũng nêu thực trạng việc dạy và học ngoại ngữ trong trường mình. Tiến sỹ Dương Bạch Nhật - Trưởng khoa Ngoại ngữ (Trường đại học Duy Tân), cho biết, việc dạy học ngoại ngữ tại trường gặp khó khăn trước hết do trình độ ngoại ngữ đầu vào của sinh viên khác nhau. Đa số sinh viên yếu về kỹ năng nghe-nói-viết luận.

Theo tiến sỹ Dương Bạch Nhật, các bộ giáo trình cấp 2 và 3 đều được biên soạn công phu gồm bốn kỹ năng nhưng do các bài kiểm tra giữa và cuối kỳ, thậm chí cả thi tốt nghiệp và thi đại học đều chỉ tập trung vào bài đọc hiểu và viết câu, ngữ pháp nên học sinh không có nhu cầu luyện tập các kỹ năng nghe nói, viết.

Một số trường đại học khác cũng cho rằng, bên cạnh khó khăn từ phía sinh viên còn có khó khăn từ phía giảng viên, tài liệu giảng dạy và trang thiết bị hỗ trợ dạy học. Đây cũng là khó khăn chung của nhiều trường đại học trong việc dạy và học ngoại ngữ.

Để giải quyết những khó khăn, khắc phục yếu kém trong dạy và học ngoại ngữ, một số trường đã đề xuất các biện pháp như tăng cường trao đổi tài liệu bằng tiếng Anh với các trường quốc tế, kết hợp giáo viên nước ngoài với giáo viên Việt Nam, tập huấn cho giáo viên Việt Nam, thay đổi cách dạy trong nhà trường để đạt hiệu quả cao.

Trong năm 2012, đề án ngoại ngữ quốc gia sẽ triển khai nhiều nội dung chính như thành lập khoa đào tạo ngoại ngữ ở những trường đại học, cao đẳng đủ điều kiện; phát triển mạng lưới các cơ sở đào tạo giáo viên ngoại ngữ trình độ cao đẳng, đại học ở các vùng Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nam Bộ; xây dựng các chính sách khuyến khích, thu hút người tham gia dạy ngoại ngữ trong các cơ sở đào tạo; xây dựng và ban hành các chính sách đầu tư, các tiêu chí xây dựng cơ sở vật chất đối với các cơ sở đào tạo ngoại ngữ; xây dựng chương trình đào tạo bằng tiếng Anh 15 môn của một số ngành; mở các khóa đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ sư phạm ngoại ngữ...
Theo TTXVN/Vietnam

Thứ Năm, 22 tháng 12, 2011

CHUẨN HOÁ TIẾNG ANH EMAS: 5 Lý Do Làm Bạn Phải Cố Gắng Học Ngoại Ngữ Hơn

Đây là những lý do sẽ giúp bạn có thêm tinh thần và niềm tin để học Anh Văn thật giỏi. Chúc các bạn luôn thành công và đạt được mục tiêu của mình trong thời gian sớm nhất.


1. Học ngoại ngữ để tiếp cận tri thức thế giới
 Đừng cười nha các bạn! Thực tế khi ta biết được nhiều ngoại ngữ ta có thể đọc, tham khảo các sách nước ngoài từ đó biết thêm được nhiều điều thú vị trên thế giới.

Đăc biệt là Anh ngữ, phần lớn các tài liệu trên thế giới đều được ghi lại bằng Anh ngữ. Ngoài ra việc học thành thạo một thứ tiếng khác ngoài tiếng mẹ đẻ sẽ giúp bạn trong cùng một vấn đề có cách xử lý, diễn đạt khác nhau. Khi nắm trong tay ít nhất hai ngoại ngữ và biết cách so sánh chúng, bạn nhận thấy rằng kỹ năng nói và viết của mình được trau dồi rất nhiều: chính xác hơn, thông minh hơn và sáng tạo hơn. Đây chính là lý do vì sao tất cả các nhà văn, nhà thơ vĩ đại đều thành thạo khá nhiều ngoại ngữ.


2. Tốt cho não bộ

Một dự án tại Đại học Bangor của Wales đã được lập ra để tìm hiểu lợi ích của việc thạo hai ngoại ngữ. Kết quả cho thấy rằng: chính việc có thể nói, nghe và nghĩ được bằng hai ngôn ngữ và dùng hai ngôn ngữ hàng ngày làm tăng khả năng chú ý đối với mọi thứ xung quanh, giúp chúng ta làm việc tốt hơn. Đồng thời nghiên cứu đã được thực hiện cũng cho thấy việc thạo hai ngôn ngữ cũng giúp cho não bộ đỡ bị lão hóa. Bên cạnh đó, cũng có những những bằng chứng từ Canada nói về việc sử dụng hai ngôn ngữ có thể phần nào đó giúp giảm thiểu việc mất trí nhớ khi về già. 

3. Tha hồ du lịch đó đây

Du lịch nhiều nơi trên thế giới là ước mơ, là niềm vui của rất rất nhiều người nhưng việc thực hiện được ước mơ đó đòi hỏi bạn phải có một số tiền không nhỏ và cũng cần có một ‘bụng’ ngoại ngữ nữa cơ. . Học ngoại ngữ để tiếp nhận tri thức, trước khi qua xứ lạ quê người bạn cũng có thể tự trang bị cho mình một số kiến thức như văn hóa, ẩm thực, địa điểm du lịch nổi tiếng…

Nếu đặt chân đến một nơi mà bạn hoàn toàn mù tịt tiếng mẹ đẻ của người ta, bạn sẽ cảm thấy vô cùng lạc lõng và bất lực với bản thân và thế là kế hoạc du lịch dời lại chỉ vì phải trang trải nhiều chi phí. Cho nên hãy cố gắng học ngoại ngữ nó sẽ là chiếc vé với giá thấp nhất cho những chuyến du lịch xuyên quốc gia đấy!


 4. Học để giỏi hơn

Việc học ngoại ngữ yêu cầu ở bạn rất nhiều kỹ năng, chính vì thế, trong quá trình trau dồi ngoại ngữ ấy, bạn đã vô thức nâng cao kỹ năng sống cùng kỹ năng học tập trong nhiều lĩnh vực khác. Học ngoại ngữ thì nâng cao khả năng suy nghĩ, lập luận, tư duy sáng tạo, kỹ năng giải quyết vấn đề,…

5. Giàu có – hấp dẫn

Bạn không biết hoặc không giỏi ngoại ngữ? Bạn không thất nghiệp, nhưng bạn sẽ không thể sở hữu một vị trí, một công việc tuyệt vời, một thu nhập ‘như mơ’. Nếu bạn thành thạo ngoại ngữ cộng với việc làm chủ những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống và công việc thì tất cả mọi thứ sẽ nằm gọn trong tầm tay bạn.

Việc học ngoại ngữ không chỉ đem cho ta của cải đâu nhá! Theo kết quả của một cuộc nghiên cứu diễn ra tại Anh, những người học hoặc biết nhiều ngoại ngữ có khả năng hấp dẫn bạn khác giới hơn những người bình thường nữa đấy!

Sưu tầm!

CHUẨN HOÁ TIẾNG ANH EMAS: Khó tìm đủ giáo viên chuẩn ngoại ngữ


Viettinnhanh - Trong đề án dạy và học ngoại ngữ  thuộc hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020 bộc lộ nhiều vướng mắc và khó khăn trong việc thực hiện triển khai.
 
Một trong những khó khăn lớn nhất, theo Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển là việc thiếu giáo viên dạy tiếng Anh có chất lượng đạt chuẩn. “So với chuẩn của đề án, số giáo viên chưa đạt trình độ theo yêu cầu chiếm tỉ lệ cao ở cả 3 cấp, có một số lượng nhỏ giáo viên trình độ năng lực thấp hơn so với chuẩn từ 3 – 4 bậc” - ông Hiển cho biết.

Trong khi đó, đội ngũ giáo viên hợp đồng, năng lực và trình độ tương đối khá thì không “thiết tha” với thù lao vài chục nghìn đồng một tiết. Nhiều giáo viên bày tỏ thà “chạy sô” ở các trung tâm còn hơn vào dạy trong các trường.

Thiếu giáo viên tiếng Anh đạt chuẩn là cản ngại lớn nhất của đề án dạy và học ngoại ngữ hiện nay (Ảnh: Minh họa).


Theo lãnh đạo Sở giáo dục TP.HCM cho biết: "Theo kết quả đánh giá của các tổ chức quốc tế như Hội đồng Anh, Trung tâm giáo dục Apollo về trình độ tiếng Anh theo tiêu chuẩn quốc tế của 20 nước được khảo sát thì học sinh Việt Nam xếp thứ 8/20 về khả năng viết và đọc, nhưng lại xếp thứ 18-19/20 về khả năng nghe nói. Chính vì thế việc dạy tiếng Anh trong trường phổ thông cần được quan tâm đặc biệt".

Giám đốc Sở Giáo dục Quảng Nam Trần Minh Cả cho biết, ở tỉnh giáo viên thiếu nhiều, chất lượng còn chưa đạt yêu cầu. Bên cạnh đó, số học sinh trong mỗi lớp học còn đông, lại không có điều kiện giao lưu, thực hành. "Giáo viên ngoại ngữ còn nói tiếng Anh theo giọng Việt, người nước ngoài nghe câu hiểu câu không. Vậy thì làm sao học sinh có thể học tốt", ông phân tích.

Một giải pháp mới nhằm nâng cao chất lượng tiếng Anh cho học sinh, Sở GDĐT tỉnh Quảng Nam đã phải tìm đến các tổ chức phi chính phủ và Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam để mời gọi các tình nguyện viên người nước ngoài đến dạy tiếng Anh trong các trường phổ thông.

Lãnh đạo Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương nêu thực tế, dù đội ngũ giáo viên tiếng Anh ở các trường trong tỉnh đã đủ về số lượng, 100% đạt chuẩn về trình độ đào tạo nhưng chất lượng không đồng đều. Ở Hải Dương, số giáo viên tiếng Anh học ở các trường ngoại ngữ chính quy có chất lượng còn ít, phần lớn được đào tạo theo hình thức không chính quy hoặc giáo viên chuyển từ tiếng Nga sang dạy tiếng Anh.

Ông đánh giá năng lực ngoại ngữ và giảng dạy của phần lớn giáo viên còn hạn chế. Thực tế khảo sát ở tỉnh này cho thấy tỷ lệ giáo viên chưa đạt trình độ năng lực theo yêu cầu khá cao, một số nhỏ có trình độ thấp hơn chuẩn 3-4 bậc.

Trước thực trạng trên Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân yên cầu trong những năm tới cần cố gắng đưa tiếng Anh vào giảng dạy trong  các môn học, biến nó thành một công cụ học tập. Ông đề nghị Bộ Giáo dục đẩy mạnh việc giao nhiệm vụ cho các trường ngoại ngữ đào tạo đội ngũ giáo viên cho trường mình và cho các địa phương, hoàn thiện hệ thống ngân hàng câu hỏi thi ngoại ngữ.

Bộ Giáo dục cũng cần làm việc kỹ hơn với các đơn vị cung cấp công nghệ thông tin, xây dựng hệ thống phần mềm dạy ngoại ngữ trên mạng. Bên cạnh đó, cần có chương trình, cách thức kêu gọi, thu hút giáo viên giỏi, phân bổ cả giáo viên tới các vùng miền. "Tất cả giáo viên dạy ngoại ngữ phải có một lần đi ra nước ngoài một hoặc hai tuần tại các trường có trình độ tương đương xem cách dạy của họ như thế nào để rút ra kinh nghiệm", Phó thủ tướng nói.

Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020 nhằm chuyển từ việc dạy ngoại ngữ như một môn học sang dạy như một công cụ để sống, làm việc và hội nhập quốc tế, biến ngoại ngữ từ điểm yếu thành điểm mạnh của Việt Nam.
Để đẩy nhanh tiến trình thực hiện, tháng 12 tới, Bộ GDĐT sẽ có hội nghị giới thiệu đề án với các tổ chức quốc tế. Đây sẽ là dịp để tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong xã hội về đề án, và kêu gọi sự góp sức của các tổ chức nước ngoài.
Lê Nguyễn (tổng hợp)

CHUẨN HOÁ TIẾNG ANH EMAS: Yêu cầu ngoại ngữ với nhân lực IT ngày càng cao


Nguyễn Chí Văn Tuyến, nữ sinh viên năm cuối ngành công nghệ thông tin trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, cho biết: “Tôi chú trọng đến những yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, xem họ cần gì ở các ứng cử viên và từ đó trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để sau này tìm việc không vất vả. Dù chưa có ý định xin việc ngay nhưng nếu có vị trí nào thích hợp tôi sẽ đăng ký dự tuyển”.

Cũng theo Văn Tuyến thì yêu cầu của các doanh nghiệp ngày càng cao từ ngoại ngữ cho đến các ngôn ngữ lập trình mà chương trình học ở trường chưa cập nhật để đáp ứng được. Chỉ vào một mẫu tuyển dụng lập trình viên, Tuyến nói: “Tôi học C, Pascal, VB, MyQSL chứ không học C#/.NET, PHP... Còn yêu cầu tiếng Anh lưu loát thì không chỉ là khó khăn của riêng tôi mà rất nhiều sinh viên đến đây cũng vậy. Tuy nhiên, biết những yêu cầu về công việc cũng như nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp hiện nay, tôi sẽ có thể tự học, trang bị thêm và đó là lợi thế của tôi so với các ứng viên vừa tốt nghiệp khác”.

Cũng như Văn Tuyến, nhiều sinh viên ngành IT rất quan tâm đến các yêu cầu tuyển dụng và những kỹ năng liên quan khi tìm việc. Nguyễn Văn Thanh, sinh viên trường Cao đẳng Kỹ thuật Vinhempich chăm chú theo dõi kỹ năng viết hồ sơ xin việc và giải quyết các tình huống trong phỏng vấn từ Vietnamworks, trong khi thỉnh thoảng vẫn liếc qua nhiều mẫu hồ sơ tuyển dụng của các doanh nghiệp.

“Tôi đã có chứng chỉ CCNA và muốn nhân cơ hội này tìm một việc làm thêm thích hợp. Dù còn đi học, không thể làm việc toàn thời gian nhiều nhưng tôi vẫn muốn tham gia phỏng vấn trực tiếp để biết mình cần trang bị thêm những kiến thức gì”, Thanh bày tỏ.

Trong khi đó, Thế Anh, lập trình viên của một công ty phần mềm đến với ngày hội với mục đích tìm thêm những cơ hội việc làm mới với hi vọng điều kiện làm việc, lương bổng… tốt hơn.

Ngày hội quy tụ 20 doanh nghiệp như FPT, Global Cybersoft, TMA, Vietnam Network… thu hút hơn 2.500 sinh viên đến từ các trường Đại học, Cao đẳng nộp đơn dự tuyển và tham gia phỏng vấn trực tiếp. Bên cạnh những vị trí cao cấp quản lý dự án, trưởng nhóm dự án… hoặc những công việc đòi hỏi kinh nghiệm, khả năng chuyên môn lẫn giao tiếo ngoại ngữ tốt thì khá nhiều vị trí tuyển dụng chỉ yêu cầu tốt nghiệp THPT như 100 nhân viên nhập liệu (typist) tại Công ty Digi-Tex Vietnam, 100% vốn đầu tư từ Đức.

 Phỏng vấn trực tiếp tại Công ty phần mềm Pyramid.

Ngoài ra, Công ty công nghệ tin học Vietnam Network cũng nhắm đến đối tượng sinh viên cho các công việc bán thời gian như lập trình website, thiết kế website. Giám đốc dự án Trần Anh Dũng cho biết: “Những công việc này không bắt buộc làm việc 8 giờ hành chính mỗi ngày rất thích hợp với sinh viên, có thể giao khoán theo dự án hoặc từng phần. Đây cũng là cơ hội tốt để sinh viên xin vào làm chính thức khi tốt nghiệp”.

Thông qua các ứng cử viên nộp hồ sơ và đăng ký phỏng vấn trực tiếp tại gian hàng, anh Cao Nguyên, Trưởng phòng nhân sự Công ty phần mềm Pyramid nhận xét: “Năm nay, các hồ sơ chất lượng hơn vì hầu hết các em đã tìm hiểu về những yêu cầu công việc trước. Tuy nhiên, trình độ ngoại ngữ vẫn còn kém”.

Điểm hạn chế của Ngày hội nhân lực phần mềm là sự ồn ào của nhiều âm thanh phát ra từ gian hàng của trò chơi Vua bóng đá, ảnh hưởng đến các hoạt động phỏng vấn trực tiếp của doanh nghiệp. Ngoài ra, không gian quá chật hẹp, Ban tổ chức không có dãy bàn ghế dành người xin việc khiến rất nhiều sinh viên phải đứng, ngồi xổm hoặc kê mẫu đăng ký dự tuyển trên… lưng bạn để điền thông tin.

Ngọc Hằng

CHUẨN HOÁ TIẾNG ANH EMAS: tối đa hoá thu nhập với khả năng ngoại ngữ của mình

Việc biết và sử dụng được ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh trong giao tiếp và làm việc ngày càng trở nên quan trọng. Thế nhưng, phần đông lao động trẻ hiện nay còn thiếu và yếu ngoại ngữ, ít chịu đầu tư cho việc học, chưa xem nó là công cụ cần thiết cho phát triển nghề nghiệp.

90% chỉ biết... sơ sơ tiếng Anh

Khảo sát về hiện trạng việc làm của lao động trẻ của Báo Người Lao Động thực hiện gần đây, đưa ra những con số rất đáng chú ý. Trong tổng số 1.017 ứng viên được khảo sát, có 92,22% có bằng cấp chuyên môn từ trung cấp trở lên; trong đó có 57,12% có bằng cấp CĐ-ĐH. Tuy nhiên, chỉ có 8,77% ứng viên cho biết là giao tiếp và sử dụng được ngoại ngữ cho công việc, ít nhất có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ C, hoặc IELTS, TOEFL... Trong khi đó, có đến 43,27% ứng viên chỉ dừng lại ở chứng chỉ B ngoại ngữ hoặc tương đương trình độ B (xếp theo thời lượng học ngoại ngữ trong quá trình học chuyên môn); thậm chí chỉ ghi chung chung: Anh văn giao tiếp. 47,95% còn lại chỉ mới học qua sơ cấp, không thể giao tiếp được bằng ngoại ngữ.

Kết quả khảo sát còn cho thấy do đặc thù công việc, dẫn đến mức độ hiểu biết và sử dụng được ngoại ngữ có sự chênh lệch rõ ràng giữa các ngành nghề mà ứng viên làm việc. Tỉ lệ ứng viên sử dụng được ngoại ngữ cho giao tiếp và làm việc cao nhất thuộc về nhóm có bằng cấp chuyên môn về quản trị kinh doanh, ngoại thương (với 21% trong số 243 ứng viên thuộc nhóm này). Tỉ lệ trên là không cao nhưng lạc quan hơn nhiều so với nhóm tài chính – kế toán, nhóm làm việc tại văn phòng, chỉ có 10% trong số 449 ứng viên sử dụng được ngoại ngữ; còn lại 90% ứng viên ở nhóm này có chứng chỉ ngoại ngữ cao nhất là chứng chỉ B. Thấp nhất có lẽ là ở các nhóm ngành nghề kỹ thuật. Trong số 235 ứng viên các nhóm ngành kỹ thuật, kết quả tìm thấy dưới 5% sử dụng được ngoại ngữ. Hầu hết trong số này không theo học bất kỳ các khóa đào tạo ngoại ngữ nào mà chỉ học tiếng Anh chuyên ngành trong quá trình học chuyên môn.

Giỏi ngoại ngữ, việc làm tốt hơn

Xem xét kỹ quá trình làm việc và thăng tiến nghề nghiệp của ứng viên, dễ nhận ra sự khác biệt về cơ hội phát triển nghề nghiệp giữa hai nhóm ứng viên biết và không biết sử dụng ngoại ngữ.

Cùng trình độ chuyên môn nhưng người sử dụng tốt tiếng Anh thuận lợi hơn nhiều trong việc tìm kiếm việc làm. Đặc biệt, họ có thể lựa chọn nơi làm việc tốt hơn, phổ biến là ở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và thường có mức thu nhập cao hơn những người không sử dụng được ngoại ngữ. Điển hình như trường hợp ứng viên Đỗ Tiến Quân, sinh năm 1979, theo học Khoa Ngoại thương Trường ĐH Kinh tế TPHCM niên khóa 2006-2009. Nhờ trước đó có bằng cử nhân Anh văn, Quân dễ dàng tìm được việc làm ở công ty nước ngoài. Ngay sau khi lấy được bằng chuyên môn, ứng viên này nộp hồ sơ dự tuyển mới với mức lương đề nghị 8 triệu đồng/tháng,
cao gấp 3 lần so với những người khác. Còn chị Trần Thị Ngọc Hương, sau khi tốt nghiệp Khoa Ngoại thương Trường ĐH Kinh tế TPHCM, đã bỏ thời gian theo học thêm Anh văn thương mại, giúp chị dễ dàng tìm được công việc ở các doanh nghiệp nước ngoài như Toein Construction Vietnam, Isuzu Vina. Sau 3 năm làm việc và cứ mỗi lần chuyển đổi nơi làm việc, từ mức lương 2 triệu đồng/tháng, thu nhập của Hương tăng đều và ở nơi dự tuyển mới, Hương đưa ra mức lương cao hơn, gần 10 triệu đồng/tháng.

Đừng tự đánh mất cơ hội

Khi tham khảo kết quả khảo sát nói trên, các chuyên gia lao động đều có chung nhận định: Hạn chế về ngoại ngữ là thực trạng chung hiện nay của lao động trẻ VN. Ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM, cho rằng việc không sử dụng được ngoại ngữ khiến ứng viên đánh mất cơ hội tìm kiếm chỗ làm việc tốt, thuận lợi và thăng tiến. Họ bị hạn chế trong làm việc, phát triển sự nghiệp và sẽ khó khăn hơn đối với người cùng trình độ, làm cùng công việc nhưng giỏi ngoại ngữ.

Ông Dendievel, chuyên viên tư vấn nhân sự của Công ty Consultal, cho rằng lao động trẻ VN rất năng động. Nhưng nhược điểm của họ là ít chịu đầu tư phát triển nghề nghiệp, trong đó có việc chưa xem trọng vai trò của ngoại ngữ, xem nó như công cụ để thuận lợi và thăng tiến hơn về việc làm. Theo ông, hiện vẫn còn rất ít người Việt nắm giữ vị trí quản lý cấp cao trong doanh nghiệp nước ngoài mà một phần nguyên nhân do không biết ngoại ngữ.
Kết quả đáng chú ý được đúc kết từ khảo sát là phần đông ứng viên giỏi ngoại ngữ thường tìm được việc làm có mức thu nhập cao hơn ứng viên không biết ngoại ngữ từ 30% đến 50%. Ngoài ra, so với nhóm ứng viên không biết ngoại ngữ, cơ hội phát triển nghề nghiệp, việc thăng chức, thăng cấp quản lý của ứng viên biết ngoại ngữ nhiều hơn, mất ít thời gian hơn.

 Theo báo Người lao động

Thứ Ba, 20 tháng 12, 2011

CHUẨN HÓA TIẾNG ANH EMAS: SỰ NỐI ÂM (LIAISON) - YẾU TỐ QUAN TRỌNG TRONG TIẾNG ANH GIỌNG BẢN XỨ

SỰ NỐI ÂM (liaison) là một trong 3 thành phần (phát âm, ngữ điệu và nối âm) chính của Giọng Bản Xứ Mỹ (American Accent). Chúng ta cũng có dịp tìm hiểu qua PHÁT ÂM và NGỮ ĐIỆU trong các bài viết trước. Hôm nay, chúng tôi giới thiệu các bạn một cách khái quát về NỐI ÂM trong nói tiếng Anh. Hiểu được những nguyên tắc về NỐI ÂM giúp chúng ta nghe người bản xứ nói dễ dàng hơn, đặc biệt là khi nói nhanh.


Sau đây là một số quy tắc nối âm:
Chú ý: khi chúng ta nói đến phụ âm hay nguyên âm trong cách đọc có nghĩa là chúng ta đang nói đến phiên âm của chúng. Ví dụ: chữ "hour" mặc dù trong chữ viết bắt đầu bằng phụ âm "h", nhưng trong phiên âm lại bắt đầu bằng nguyên âm "a" (aʊər ).

1. Quy tắc phụ âm đứng trước nguyên âm:
- Khi chữ trước kết thúc bằng một phụ âm, chữ sau bắt đầu bằng một nguyên âm, bạn đọc nối phụ âm với nguyên âm.
  • Ví dụ: check-in bạn đọc liền thành ['t∫ek'in], fill-up đọc liền thành ['filʌp] chứ không tách rời hai từ.
- Các từ tận cùng bằng nguyên âm không được phát âm.
  • Ví dụ: make-up đọc là ['meikʌp], come-on đọc là ['kʌm,ɔn]
- Đối với những cụm từ viết tắt.
  • Ví dụ: "MA"(Master of Arts) đọc là /em mei/
Tuy nhiên, khi một phụ âm có gió đứng trước nguyên âm, trước khi bạn nối với nguyên âm, bạn phải chuyển phụ âm đó sang phụ âm không gió tương ứng.
  • Ví dụ "laugh" được phát âm là /f/ tận cùng, nhưng nếu bạn dùng trong một cụm từ như "laugh at someone", bạn phải chuyển âm /f/ thành /v/ và đọc là /la:v væt/.
Mời các bạn luyện tập quy tắc nối âm khi phụ âm đứng trước nguyên âm trong các ví dụ sau:
Words
liaison
wall-eye
['wɔ:l'ai]
pull-off
['pulɔf]
hold on
[hould ɔn]
full-automatic
['fulɔ:tə'mætik]
catch-all
['kæt∫ɔ:l]
break-up
['breikʌp]

 2. Quy phụ nguyên âm đứng trước nguyên âm:

Khi chữ trước kết thúc bằng một nguyên âm, chữ sau bắt đầu bằng một nguyên âm thì hay nguyên âm này được nối với nhau bởi (w /w/) hoặc (y /j/). Cụ thể như sau:

- Đối với nguyên âm tròn môi (khi phát âm, môi bạn nhìn giống hình chữ "O"), ví dụ: "OU", "U", "AU",... bạn cần thêm phụ âm "W" vào giữa. Ví dụ "USA" sẽ được đọc là /ju wes sei/.

* Mời các bạn tham khảo bảng ví dụ sau:

too often
who is
so I
do all
Đọc  là
tooWoften
whoWis
soWI
doWall
- Đối với nguyên âm dài môi (khi phát âm, môi bạn kéo dài sang 2 bên), ví dụ: "E", "I", "EI",... bạn thêm phụ âm "Y" vào giữa. Ví dụ: VOA (Voice of America) /vi you wei/.
 
* Tương tự ta có các ví dụ:

I am
Kay is
the end
she asked
Đọc là
IYam
KayYis
theYend
sheYasked

3. Qui tắc phụ âm đứng trước phụ âm:
Khi chữ trước kết thúc bằng phụ âm có cách phát âm giống hoặc tương tự phụ âm bắt đầu chữ sau, ta chỉ đọc phụ âm bắt đầu chữ sau thôi.
  • Ví dụ:
    • "want to" (bao gồm 3 phụ âm N, T, T cùng nhóm sau răng đứng gần nhau) sẽ được đọc là /won nə/*.
    • "got to" hay gotta, đọc là /ˈː.t ̬ə/

4. Các trường hợp đặc biệt:
- Chữ U hoặc Y, đứng sau chữ cái T, phải được phát âm là /ch/:
  • Ví dụ:  
    • not yet ['not chet]
    • mixture ['mikst∫ə]
- Chữ cái U hoặc Y, đứng sau chữ cái D, phải được phát âm là /dj/:
  • Ví dụ: education [,edju:'kei∫n] 
- Phụ âm T, nằm giữa 2 nguyên âm và không là trọng âm, phải được phát âm là /D/:
  • Ví dụ:  
    • tomato /tou'meidou/
    • I go to cinema /ai gou də sinimə/.
- Him, her, them” không chỉ có một cách đọc thông thường như người học tiếng Anh thường sử dụng, mỗi từ đều có hai cách đọc khác nhau:
  • Có phụ âm đầu (khi phía trước là một nguyên âm)
  • Không có phụ âm đầu (khi phía trước là một phụ âm - và trong trường hợp này, ta có thể nối).
    • Ví dụ:  
      • take him = ta + k + (h) im = ta + kim
      • gave her = gay + v + (h) er = gay + ver
Các bạn hãy chăm chỉ rèn luyện hàng ngày để có giọng nói và đọc tiếng Anh thật sắc, chuẩn hay sở hữu giọng hát tiếng Anh mượt mà như Lauren Christy trong đoạn trích bài hát “The Color of the night” nhé. 

Chúc các Bạn thành công!


 


Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2011

CHUẨN HÓA TIẾNG ANH EMAS: "SENTENCE STRESS"- bí quyết để giao tiếp tiếng Anh hoàn hảo

"Sentence stress” (intonation)- trọng âm câu được ví như là chiếc chìa khóa kỳ diệu giúp bạn hiểu và giao tiếp tiếng Anh như người bản ngữ. Vậy đâu là bí quyết? Mời bạn tìm hiểu trong bài viết sau:
Trọng âm câu rất quan trọng vì trong khi nói tiếng Anh, từ mà bạn nhấn trọng âm cũng như cách bạn đánh trọng âm vào cùng một từ có thể làm thay đổi hoàn toàn nghĩa hàm chứa trong câu nói.
Ví dụ:
  • I 'love you. (Tôi yêu em - chứ không phải là thích)
  • 'I love you. (Tôi - chứ không phải ai khác - yêu em)
  • I love 'you. (Người tôi yêu là em - chứ không phải ai khác)
Xét về mặt nội dung, từ trong câu được chia làm 2 loại:
  • Những từ thuộc về nội dung (content words)
  • Những từ thuộc về mặt cấu trúc (structure words)
Những từ thuộc về nội dung là những từ khoá của một câu. Chúng là những từ quan trọng, chứa đựng nghĩa của câu.
Những từ thuộc về mặt cấu trúc là những từ ít quan trọng hơn. Đây là những từ phụ trợ để cấu tạo ngữ pháp cho câu làm cho câu đúng về "cấu trúc" hoặc ngữ pháp.
Vì vậy, bạn vẫn hiểu nghĩa của một câu khi bỏ đi phần structure words. Nếu bạn bỏ phần content words, bạn sẽ không hiểu đựoc ý nghĩa của câu đó. Hãy tưởng tượng bạn nhận được một thông điệp dưới đây:
SELL CAR GONE FRANCE
Đây là câu chưa hoàn chỉnh, nó không "đúng về mặt ngữ pháp" nhưng bạn hoàn toàn có thể hiểu nghĩa của câu này. Chỉ cần 4 từ: Somebody wants you to sell their car for them because they have gone to France, mà bạn vẫn có thể hiểu đựoc ý nghĩa của câu. Chúng ta có thể thêm vài từ:
SELL my CAR I've GONE to FRANCE.
 Những từ được thêm vào không chứa đựng thông tin nhưng làm cho câu đúng về mặt ngữ pháp. Thậm chí, chúng ta có thể thêm những từ khác để làm cho câu hoàn chỉnh hơn.Nhưng những thông tin chính phải giữ nguyên.
 Có 4 key words trong câu này đó là: sell, car, gone, France được đánh trọng âm.
Tại sao điều này lại quan trọng trong phát âm? Bởi vì nó mang lại giai điệu, "tiếng nhạc" cho ngôn ngữ. Đó chính là âm điệu của tiếng Anh và điều này sẽ tạo nên sự thay đổi trong tốc độ nói tiếng Anh. Cách nhịp giữa từ được đánh trọng âm là như nhau.
Trong câu trên, có 1 âm tiết giữa SELL và CAR và 3 âm tiết giữa CAR và GONE. Nhưng cách nhịp time (t) giữa SELL và CAR và giữa CAR và GONE là bằng nhau. Chúng ta nói liền giữa những từ đựơc nhấn trọng âm, bằng cách nói "my" chậm hơn, và "because I've" nhanh hơn.
Mời các bạn theo dõi bảng mô tả chi tiết dưới đây:
Vậy trong một câu, chỗ nào sẽ được đánh trọng âm ? Sau đây là một số qui tắc cơ bản:
  • Từ thuộc về mặt nội dung : được đánh trọng âm, gồm có:
Những từ mang nghĩaVí dụ
Động từ chínhgo, talk, writing
Danh từstudent, desk
Tính từbig, clever
Trạng từquickly, loudly
Trợ động từ (t/c phủ định )can’t, don’t, aren’t
Đại từ chỉ địnhthis, that, those
Từ để hỏiwho, which, where
  • Từ thuộc về mặt cấu trúc : không đánh trọng âm
Từ đúng về mặt cấu trúcVí dụ
Đại từI, you, he ,they
Giới từon, at, into
Mạo từa, an, the
Liên từand, but, because
Trợ động từcan, should, must
Động từ “to be”is, was, am
 Ví dụ:
  • I am talking to the clever students.
  • You’re sitting on the desk, but you aren’t listening to me.
  • He’s writing quickly, so it’s difficult for him to hear me.
 ***Chú ý: Đôi khi chúng ta đánh trọng âm vào những từ mà chỉ có ý nghĩa về mặt cấu trúc, ví dụ như khi chúng ta muốn sửa thông tin.
 Ví dụ:
  • "They've been to Mongolia, haven't they?"
  • "No, THEY haven't, but WE have.
 Khi "to be" là động từ chính, nó ko được đánh trọng âm cho dù trong tình huống này "to be" là content word.
Bạn đã hiểu được tầm quan trọng và cách đánh trọng âm trong câu chưa? Hãy thử tưởng tượng nếu chúng ta không phát âm trọng âm khi giao tiếp bằng tiếng Anh thì sẽ phiền toái thế nào trong việc hiểu người khác và làm cho người khác hiểu mình? Chính vì thế hãy bắt tay vào thực hành ngay từ hôm nay bạn nhé!