Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2011

CHUẨN HÓA TIẾNG ANH EMAS: CHUẨN HÓA GIÁO VIÊN ANH VĂN

Theo tinh thần của Bộ GD- ĐT, từ năm học mới 2011- 2012 này bắt đầu chuẩn hóa công tác giảng dạy đối với giáo viên (GV) dạy tiếng Anh. Xem ra vấn đề này hơi bị khó, khi nhiều tỉnh thành kiểm tra lại năng lực trình độ GV dạy tiếng Anh phổ thông của địa phương thì bỗng dưng… “té ngửa” vì hầu hết chẳng đủ chuẩn TOEFL 550.

Chuẩn “thiếu”,kỹ năng “sót”

Ai cũng biết, nhiều năm trước đây hầu hết GV tiếng Anh ở trường phổ thông chủ yếu dạy 2 kỹ năng chính là đọc và viết. Nay dù đổi mới chương trình, cơ bản có đủ các kỹ năng, nhưng khi kiểm tra đánh giá thì vẫn chưa đáp ứng theo yêu cầu…


Giờ dạy– học Anh văn tại một trường tiểu học tại TP Vĩnh Long. Đây là trường đảm bảo đầy đủ đội ngũ GV, điều kiện cơ sở vật chất để dạy tiếng Anh cho HS từ lớp 3 trở đi.

Theo nhiều GV tiếng Anh, khi thi TOEFL 550 đòi hỏi cả 4 kỹ năng: nghe- nói- đọc và viết. Trong khi phần lớn GV ở nông thôn nói rằng họ khó có điều kiện rèn luyện thường xuyên để hoàn thiện kỹ năng nghe- nói. Nếu cứ căng theo yêu cầu: các GV tiếng Anh phải đạt trình độ TOEFL 550 để chuẩn hóa công tác giảng dạy thì e rằng… ở nhiều tỉnh thành, không ít GV dạy Anh văn sẽ… thất nghiệp vì khó đảm bảo chuẩn.

“Trường tôi dạy Anh văn cho học sinh (HS) từ lớp 3- 5 rất nhiều năm nay. Theo quy định, GV dạy tiếng Anh tiểu học có trình độ trung cấp, nhưng cả 3 GV của trường hiện nay đều ở trình độ đại học, cao đẳng”- Phó Hiệu trưởng Tiểu học Nguyễn Du, cô Nguyễn Kim Chung nói.

Theo trường này, nếu áp dụng chuẩn TOEFL của Bộ GD- ĐT, xem ra không chỉ riêng trường mà hầu hết các trường khác đều sẽ gặp khó, đấy là nói riêng ở bậc tiểu học.

Được biết, dạy Anh văn cho HS bậc tiểu học thì chỉ dừng lại ở các kiến thức cơ bản về cây, con, từ vựng, các từ giao tiếp, số đếm giản đơn,…

Ở bậc THPT, một GV 26 năm trong nghề tại Trường THPT Lưu Văn Liệt nói, dạy tiếng Anh THPT hiện nay đã “hiện đại” hơn nhiều. Bài dạy được chia thành 5 phần: nghe- nói- đọc- viết- ngữ pháp. Tuy nhiên, vì đặc thù của quá trình kiểm tra và thi cử, nhất là với HS lớp 12 thì cuối cùng chỉ còn… “sót” lại 2 kỹ năng là đọc hiểu và viết. Thành thử, năng lực tiếng Anh của HS vì thế cũng hạn chế đi nhiều. Vấn đề này thuộc về phạm trù “kiểm tra, đánh giá” và điều đó cần phải đổi mới– đây là cách lập luận của nhiều GV dạy tiếng Anh THPT.

Một nữ GV dạy tiếng Anh cấp II của một trường THCS ở Tam Bình nói, “chúng tôi chỉ được tập trung ôn tập… một buổi sau khi nhận được thông tin kiểm tra tiếng Anh theo chuẩn TOEFL iBT này. Tới bây giờ cũng chưa biết kết quả như thế nào?”

Nâng chuẩn: nên “mềm hóa”?

Vĩnh Long mới tổ chức “test” năng lực GV tiếng Anh cho 825 GV từ bậc tiểu học, THCS và THPT trong toàn tỉnh theo chuẩn TOEFL iBT của Viện Khảo thí giáo dục Hoa Kỳ giữa tháng 8/2011. Đến hiện tại thì… các GV chưa biết được thông tin năng lực Anh văn của mình qua kỳ kiểm tra ấy tới đâu.

Theo Sở GD- ĐT Vĩnh Long, việc kiểm tra này là cơ sở để ngành hoàn thiện đề án nâng cao năng lực giảng dạy cho GV dạy tiếng Anh- theo tinh thần cụ thể Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống quốc dân giai đoạn 2008- 2020” của Bộ GD- ĐT để trình tỉnh phê duyệt.

Tại nhiều tỉnh thành khác, họ cũng thấy “e ngại” với chuẩn này.

Hơn 500 GV tiếng Anh phổ thông của Sóc Trăng đang “cảm thấy lo lắng” khi trong tháng 9 này sẽ phải vào cuộc khảo sát năng lực, trình độ giảng dạy tiếng Anh. Điều ái ngại– theo nhiều GV– là trình độ của GV phổ thông “khác biệt” nhiều so với yêu cầu cần đạt của chuẩn TOEFL. Nếu áp chuẩn này mà không đạt, họ phải đi học lại để được đứng lớp.

Tại Bến Tre, trong tổng số 700 GV ngoại ngữ thì… chỉ có 1 GV đạt chuẩn B2, 60 GV đạt chuẩn B1, số còn lại không đạt.

Ngay cả ở TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, các khảo sát để dạy ngoại ngữ theo đề án, theo chuẩn TOEFL để đứng lớp… đều thể hiện một kết quả khá thấp, căn theo chuẩn thì cũng… chưa đạt.

Trước thực trạng trình độ GV tiếng Anh quá thấp, nhiều trường lo ngại nếu áp “chuẩn” sẽ tạo “lỗ hổng” lực lượng GV dạy môn này. Trong khi đó, theo “lộ trình” của Bộ GD- ĐT, năm học này sẽ có khoảng 30- 40% HS lớp 3 trong cả nước bắt đầu học tiếng Anh, điều này càng làm tăng sức ép về GV cho các trường.

Nâng cao năng lực dạy và học tiếng Anh là cần thiết. Nhưng cách làm nào để phù hợp mới là vấn đề, để tránh gây lo lắng, xáo trộn trong lực lượng giảng dạy mới là quan trọng. Nếu không “mềm hóa” mà cứ “nhắm” theo chuẩn TOEFL 550 dành cho GV tiếng Anh phổ thông để đứng lớp thì không lẽ việc dạy– học tiếng Anh phải tạm hoãn trong thời gian chờ đào tạo lại cho các GV?

Dạy ngoại ngữ theo kiểu “dạy chay, học chay” đã làm cho nhiều thế hệ HS Việt Nam chỉ… đọc được tiếng Anh mà không nghe, nói được. Vì vậy, việc chuẩn hóa GV và hiện đại hóa cách thức dạy môn này là điều cần thiết.

Bài, ảnh: LAM NI – CAO THỤY

CHUẨN HÓA TIẾNG ANH EMAS: CHUẨN HÓA KỸ NĂNG DẠY TIẾNG ANH CHO GIÁO VIÊN



- Từ tháng 1-2010, khóa đầu tiên chương trình đào tạo cấp chứng chỉ kỹ năng giảng dạy tiếng Anh chuẩn quốc tế của ĐH Cambridge cho các giáo viên tiếng Anh bậc tiểu học và THCS do Bộ GD-ĐT, cơ quan Hợp tác Phát triển Vương quốc Bỉ tài trợ sẽ được tổ chức tại Hà Nội, Đà Nẵng, TPHCM

75 giáo viên được lựa chọn tại 15 tỉnh còn khó khăn sẽ tham gia chương trình đào tạo và được miễn phí hoàn toàn. Bên cạnh việc cập nhật các phương pháp giảng dạy hiện đại, chương trình còn giúp giáo viên phát triển các kỹ năng ngôn ngữ tiếng Anh, đẩy mạnh việc phát triển bản thân và năng lực để có thể đào tạo giáo viên trong tương lai.

Kết thúc khóa học, các học viên sẽ được kiểm tra và nếu đạt yêu cầu sẽ bước vào khóa học thứ 2, 3. Học viên sau khi hoàn tất 3 khóa học sẽ tham gia đào tạo mạng lưới giáo viên tiếng Anh tại địa phương.
H.Lân

CHUẨN HÓA TIẾNG ANH EMAS: CHUẨN HÓA TRONG VIỆC DẠY - HỌC TIẾNG ANH

Sau một quá trình phát triển một cách "hoang dã" như vừa qua, tiếng Anh ở Việt Nam có lẽ đã đến lúc cần được xem xét và đánh giá về chất lượng – đặc biệt trong quá trình dạy và học - trong hệ thống trường phổ thông và tại các cơ sở dạy ngoại ngữ khắp nơi.



Việc này có thể giúp hiệu chỉnh những điều bất cập trong việc dạy, học, và sử dụng tiếng Anh trong giai đoạn tiếp theo. Bài viết mong muốn mọi người có liên quan ý thức nhiều hơn nữa về nâng cao độ chuẩn mực trong đội ngũ giáo viên trực tiếp dạy tiếng Anh hiện tại, đặc biệt những giáo viên được đào tạo phi chính quy.

Bài viết đồng thời nêu ra một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng chất lượng thấp – từ phương pháp, động cơ dạy-học, chất lượng giáo viên, sách giáo khoa, đến kế hoạch dài hạn về dạy và học ngoại ngữ. Bài viết đồng thời đưa ra một số khuyến nghị mong khắc phục những bất cập hiện nay. Bài viết này đã được viết dưới dạng một bài báo nhiều hơn là một cáo cáo khoa học.

"Các bạn nói một thứ tiếng na ná tiếng Anh." Đó là nhận xét thật đáng buồn của người nước ngoài khi nói về tiếng Anh ở Việt Nam hiện nay. Người viết bài này bắt đầu bằng nhận xét như vậy, và cũng phải chua xót công nhận rằng nhận xét đó có nhiều phần đúng đối với không ít trường hợp. Vậy tình trạng này có căn nguyên từ đâu, và làm thế nào để cải thiện tình trạng này khi Việt Nam đang hội nhập với quốc tế trên nhiều phương diện.

Hội nhập không chỉ cần một mình tiếng Anh, nhưng với tiếng Anh, đặc biệt là tiếng Anh có chất lượng, thì chắc công cuộc hội nhập của chúng ta sẽ thuận lợi hơn. Bài viết này muốn bàn đôi điều về nguyên nhân và đưa ra một số khuyến nghị đặng góp phần cải thiện tình hình. Bài viết chủ yếu bàn đến việc dạy và học tiếng Anh đã được xã hội hóa và một phần việc dạy và học trong hệ thống trường phổ thông.

Trong nhiều nguyên nhân khác nhau, những nguyên nhân sau có thể là chính yếu:
• Phương pháp, động cơ dạy-học chưa hợp lý.
• Chất lượng giáo viên chưa cao.
• Sách giáo khoa có quá nhiều.
• Kế hoạch dài hạn về dạy và học ngoại ngữ chưa rõ ràng.

CHUẨN HÓA TIẾNG ANH EMAS: CHUẨN HÓA TIẾNG ANH THEO THANG TOEIC

ĐH Bách khoa TPHCM, phối hợp cùng TOEIC Việt Nam vừa đưa ra bộ tiêu chuẩn về trình độ sử dụng tiếng Anh cho SV của 5 nhóm ngành trong trường. Theo đó, trình độ tiếng Anh của SV trong trường sẽ được đánh giá theo thang điểm TOEIC. 


Bộ tiêu chuẩn này được đưa ra sau sáu tháng tiến hành kiểm tra, đánh giá trình độ sử dụng tiếng Anh hiện tại của 10% SV hệ chính qui cả bốn năm và học viên cao học tại trường.

Thang điểm TOEIC (TOEIC là chương trình kiểm tra và xây dựng tiêu chuẩn về trình độ sử dụng tiếng Anh trong môi trường giao tiếp và làm việc quốc tế do Viện Khảo thí Giáo dục Hoa Kỳ ETS xây dựng). Đồng thời, đề án này cũng xác định được chuẩn tối thiểu, theo thang điểm TOEIC, qui định chính thức đối với SV khi kết thúc từng năm học và học viên cao học.

Hệ thống tiêu chuẩn này có hai mức thấp và cao, được đánh giá là vừa đáp ứng yêu cầu các các doanh nghiệp sử dụng SV tốt nghiệp vừa phù hợp với điều kiện đào tạo tiếng Anh ở VN. Cụ thể:

- Đối với ngành Công nghệ thông tin, chuẩn thấp là 500 và chuẩn cao là 600 điểm TOEIC.

- Chuẩn tương ứng của ngành điện- điện tử là 425 và 500

- Ngành cơ khí- xây dựng là 450 và 550

- Ngành hóa - môi trường là 450 và 575

- Ngành quản lý công nghiệp là 550 và 600.

Trong quá trình xây dựng chuẩn tiếng Anh cho SV tốt nghiệp, trường ĐH Bách khoa TPHCM và TOEIC Việt Nam đã tổ chức khảo sát “Đánh giá yêu cầu sử dụng ngôn ngữ” tại 32 doanh nghiệp để xác định yêu cầu trình độ ngoại ngữ đối với 55 vị trí làm việc dành cho người tốt nghiệp ĐH, từ đó xác định chuẩn đào tạo đáp ứng được yêu cầu sử dụng lao động.

Trường ĐH Bách khoa TPHCM cho biết sẽ điều chỉnh nội dung, kết cấu chương trình giảng dạy Anh ngữ nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn này.

Đây là trường ĐH đầu tiên ở VN xây dựng được tiêu chuẩn và áp dụng chuẩn về trình độ sử dụng tiếng Anh cho SV. Trước đó, vào đầu năm học 2004-2005, trường ĐH Bách khoa TPHCM đã là trường ĐH đầu tiên trong cả nước thực hiện việc thi xếp trình độ đầu vào cho tất cả SV hệ chính qui.

Thứ trưởng bộ GD-ĐT Bành Tiến Long cho biết, bộ GD-ĐT khuyến khích việc triển khai áp dụng chuẩn tiếng Anh theo thang điểm TOEIC cho các nhóm ngành công nghệ thông tin, điện- điện tử, cơ khí- xây dựng, hóa- môi trường, quản lý công nghiệp kể trên trong hệ thống giáo dục ĐH để các trường và SV hướng tới những chương trình dạy và học ngoại ngữ mang tính ứng dụng thực tiễn cao.

Theo Thanh Hà

CHUẨN HÓA TIẾNG ANH EMAS: CHUẨN HÓA TIẾNG ANH TẠI FPT

Nhằm chuẩn hoá tiếng Anh trong công việc nói chung và hoạt động nhân sự nói riêng, vừa qua, IIG Việt Nam và Công ty cổ phần đầu tư Công nghệ FPT đã thống nhất ký kết hợp đồng hợp tác xây dựng hệ thống tiêu chuẩn cho các vị trí công việc trong tập đoàn FPT bằng chương trình TOEIC.



Hoạt động mở đầu dự án là hai buổi tập huấn tại TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội cho gần 50 cán bộ phụ trách nhân sự và đào tạo thuộc các đơn vị trực thuộc FPT về phương pháp luận, quy trình thực hiện cũng như sự tham gia của cán bộ nhân sự đầu mối trong suốt quá trình thực hiện.Dự án dự kiến thực hiện trong thời gian bốn tháng.

Kết quả dự án sẽ là bộ tiêu chuẩn tiếng Anh đánh giá theo thang điểm TOEIC cho các nhóm vị trí công việc và định hướng đào tạo Anh ngữ theo chương trình TOEIC giúp nâng cao trình độ sử dụng tiếng Anh cho cán bộ nhân viên, đáp ứng yêu cầu công việc.

Theo IIG Vietnam

CHUẨN HÓA TIẾNG ANH EMAS: CHUẨN HÓA TIẾNG ANH BIOEDITAGE

Việt Nam đang trên đà hội nhập quốc tế trên mọi phương diện và lĩnh vực. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học, các nhà khoa học đang hướng đến những nghiên cứu có giá trị thực tiễn, đặc thù nhằm phục vụ xã hội, nâng cao vị thế quốc tế. 



Trong vòng 40 năm qua, số lượng bài báo của các nhà khoa học Việt Nam trong lĩnh vực Sinh-Y còn rất hạn chế so với những nước trong khu vực như Thái lan, Malaysia, Singapore…., mặc dù nhiều kết quả nghiên cứu rất có giá trị. Một trong những nguyên nhân đó là việc sử dụng Tiếng Anh chưa chuẩn. Hơn nữa, các nhà khoa học thường phải tập trung vào nghiên cứu, việc viết một bài báo bằng tiếng anh và đăng quốc tế sẽ tốn rất nhiều thời gian.

Để góp phần hỗ trợ những nhà khoa học Việt Nam giải quyết những khó khăn nói trên, Bionet Vietnam xin trân trọng giới thiệu tới khách hàng dịch vụ Chuẩn hóa tiếng Anh - Bioeditage.

* Định hướng của Chuẩn hóa tiếng Anh - Bioeditage:

Với tiêu chí là Chất lượng và Hiệu quả, Bioeditage hợp tác với những hiệp hội, biên tập viên hàng đầu thế giới có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ với vốn tiếng Anh bản ngữ, trình độ chuyên môn cao và có nhiều năm kinh nghiệm trong việc biên tập, biên soạn tại những tạp chí khoa học nổi tiếng thế giới. Do đó, những văn bản tiếng Anh của khách hàng sẽ được chúng tôi chỉnh sửa và chuẩn hóa tối ưu về mặt ngôn ngữ, chính xác trong việc sử dụng những thuật ngữ và hợp lý trong cách trình bày những nội dung khoa học.

* Những dịch vụ do Chuẩn hóa Tiếng Anh - Bioeditage cung cấp:
CHUẨN HÓA VĂN BẢN
HỖ TRỢ ĐĂNG BÁO QUỐC TẾ
HỖ TRỢ VIẾT BÁO
THIẾT KẾ TỜ RƠI
1.1 Cấp độ Chuẩn hóa
1.2 Chuẩn hóa nhiều lần (MRE)
1.3 Lĩnh vực Chuẩn hóa
1.4 Định dạng file văn bản
1.5 Mẫu văn bản đã được Chuẩn hóa
1.6 Bảng giá
1.7 Những câu hỏi thường gặp
2.1   Giới thiệu
2.2   Các gói hỗ trợ
  • Gói Bạch Kim
  • Gói Vàng
  • Gói Bạc
2.3   Quy trình đăng báo Quốc tế
  • Lựa chọn tạp chí
  • Chuẩn hóa Văn bản Cao cấp
  • Phê duyệt trước khi nộp
  • Nộp bản thảo
  • Hỗ trợ phản biện/ Nộp lại bản thảo.
2.4   Bảng giá
3.1 Viết báo lĩnh vực Sinh – Y
3.2 Viết bản Tóm tắt (Abstract)
3.3 Viết đề cương nghiên cứu và hồ sơ xin tài trợ
3.4 Thiết kế tờ rơi
 

CHUẨN HOÁ TIẾNG ANH EMAS: chuẩn hóa tiếng Anh cho sinh viên ĐH Luật

Tối 10-11-2008, tại số 2 Nguyễn Tất Thành Quận 4 TPHCM, Hội thảo chuẩn hóa tiếng Anh cho sinh viên ĐH Luật TPHCM bằng chương trình TOEIC đã được tổ chức bởi Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh và Công ty IIG Việt Nam.

Tham dự Hội thảo, về phía nhà trường có đại diện Ban giám hiệu, Hội đồng KHĐT, các giảng viên và toàn bộ sinh viên khóa 33.

Phát biểu tại Hội thảo, Hiệu trưởng PGS.TS Mai Hồng Quỳ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học và đánh giá chuẩn tiếng Anh bằng chương trình TOEIC đối với sinh viên Luật trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Đạt được chuẩn tiếng Anh, sinh viên vừa có năng lực làm việc, vừa có thêm cơ hội thuận lợi, thăng tiến nhanh khi ra trường.

Thay mặt IIG Việt Nam, ông Đoàn Hồng Nam - Chủ tịch HĐQT – đã giới thiệu về TOEIC và ứng dụng của TOEIC trong hệ thống doanh nghiệp và hệ thống các trường đại học tại Việt Nam.

Bà Vũ Bích Ngọc – Quyền GĐ Chi nhánh Hồ Chí Minh IIG Việt Nam – đã trình bày Đề án “Xây dựng tiêu chuẩn tiếng Anh cho sinh viên Đại học Luật TPHCM bằng chương trình TOEIC”. Theo Đề án, trong thời gian tới, sinh viên tốt nghiệp đại học Luật thuộc tất cả các hệ đào tạo (chính quy, vừa làm vừa học) đều phải đạt được chuẩn tiếng Anh theo quy định.

Tiếp theo đó, một số nhà tuyển dụng như: các doanh nghiệp, văn phòng luật sư, công ty chứng khoán đã phát biểu, đưa ra những yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp và khẳng định sử dụng tiếng Anh thành thạo là một trong những tiêu chuẩn không thể thiếu của người tham gia tuyển dụng.

Hội thảo diễn ra sôi nổi khi PGS.TS Mai Hồng Quỳ và TS Trần Hoàng Hải giải đáp các câu hỏi từ phía sinh viên.
Sưu tầm!

Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2011

KHOÁ HỌC CHUẨN HOÁ TIẾNG ANH



Hãy đón nhận một CƠ HỘI LỚN làm THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI BẠN


Bạn muốn đượcTHĂNG CHỨC? Bạn đang muốnTĂNG THU NHẬP?


Nếu bạn đã tốn nhiều thời gian cho việc học tiếng Anh mà vẫn chưa có thành tựu thì bạn còn chần chừ gì nữa mà không đến với chúng tôi? Đến với chúng tôi, chỉ sau 3 BUỔI, bạn sẽ:

1. Phát âm chuẩn dựa vào phiên âm quốc tế;
2. Hiểu rõ về ngữ điệu và nối vần trong tiếng Anh;
3. Biết cách để từng bước cải thiện giọng bản xứ của mình.
4. Nhận thấy việc học tiếng Anh đơn giản hơn bao giờ hết
5.Và hơn thế nữa…


Chương trình hòan chỉnh được chia thành 3 môđun nhằm tạo sự linh họat cho học viên, mỗi môđun diễn ra trong 1 buổi 5 tiết, cụ thể như sau:
1. Môđun 1: phát âm (pronunciation)

1.1 Hệ thống phiên âm quốc tế (lý thuyết và thực hành)
1.2 Các đọc chữ ‘s’ và ‘ed’ tận cùng
1.3 Phân biệt những từ có cách phát âm tương tự nhau
1.4 So sánh cách phát âm theo tiếng Anh người Anh và tiếng Anh người Mỹ.

2. Môđun 2: ngữ điệu (intonation)

2.1 Các luật về ngữ điệu (lý thuyết và thực hành)
2.2 Các mẫu ngữ điệu (intonation pattern)
2.3 Một số ngoại lệ
2.4 Một số lỗi thường gặp trong tiếng Anh

3. Môđun 3: nối vần (liaison)
3.1 Các quy luật nối vần (lý thuyết và thực hành)
3.2 Các quy luật biến âm
3.3 Kỹ thuật luyện nói tiếng Anh dựa vào Imagineering
3.4 Sự khác nhau cơ bản giữa tiếng Anh ngừời Anh và tiếng Anh người Mỹ
Lưu ý: các học viên có thể đăng ký học từng môđun riêng lẻ.


Giảng viên: JIMMY Ha (http://hathanhtruc.com).
Địa điểm: thông báo sau.
Thời gian: mỗi tháng 1 khóa.
Tài liệu và công cụ: được cung cấp miễn phí.
Liên hệ:
YM: thanhtructg2002@yahoo.com
Email: thanhtructg2002@gmai.com
Di động: +84 919 313 010

HÃY HỌC TIẾNG ANH CÙNG NGƯỜI CÓ KINH NGHIỆM LÀM VIỆC QUỐC TẾ.